PHÂN BIỆT CỐT VÁN CÔNG NGHIỆP: MDF, HDF, PLYWOOD, VÁN DĂM

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại gỗ với giá thành khác nhau. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về cốt ván công nghiệp thông dụng, ưu nhược điểm của từng loại nhằm phục vụ cho nhu cầu lựa chọn vật liệu làm nội thất cho công trình của các bạn.

Ván công nghiệp phân theo cốt gỗ bao gồm 1 số loại chính như sau:

  • MDF: Medium Density Fiberboard tức là ván sợi mật độ trung bình
  • HDF: High Density Fiberboard có nghĩa là ván sợi mật độ cao
  • PLYWOOD: còn được gọi là ván ép hay gỗ dán
  • Ván dăm

MDF (Medium Density Fiberboard)

Ván MDF được làm từ gỗ tự nhiên nghiền mịn thành sợi liên kết với nhau bằng nhựa tổng hợp và được nén qua áp suất cùng nhiệt. Ván có bề mặt mịn khi chạm vào, cấu trúc đồng đều, chắc chắn.

 

Trên thị trường hiện nay có loại MDF thường, MDF chống ẩm lõi xanh và đôi khi có cả loại chống lửa.

HDF (High Densiy Fiberboard)

Cấu tạo HDF: sử dụng gỗ tự nhiên rừng trồng giống MDF, HDF có cấu tạo 85% từ gỗ tự nhiên nghiền mịn, trộn với 15%  chất kết dính và phụ gia (keo chuyên dụng) sau đó được ép với cường độ, nhiệt độ và áp suất rất cao. Do vậy HDF có khả năng chịu lực và chịu tải trọng tốt hơn MDF

Tính chất HDF: Không co ngót, không nứt, cứng, khả năng chịu nhiệt, chịu nước tương đối tốt. Bề mặt nhẵn mịn, có khả năng cách nhiệt, cách âm.

Phân loại HDF: hiện nay thị trường có 3 loại chính là: HDF thường, HDF siêu chống ẩm và Black HDF siêu chống ẩm.

PLYWOOD (Ván ép hay gỗ dán)

Plywood có cấu tạo gồm nhiều lớp gỗ mỏng với độ dày xấp xỉ 1mm sử dụng keo chuyên dụng để ép chồng vuông góc các lớp với nhau. Các lớp gỗ mỏng này được bóc ra từ gỗ tự nhiên, có tính ổn định cao, khả năng chịu lực rất tốt.

Về tính chất: Gỗ dán không ngót, không nứt,tính ổn định vật lý chống lại trạng thái cong vênh, co rút, vặn xoắn của gỗ tự nhiên .
Plywood: có các độ dày thông dụng như sau: 3,5,6,8,10,12,15,18,20,25 (mm)

Hoặc các bạn có thể liên hệ để yêu cầu độ dày theo nhu cầu của mình tại đây

VÁN DĂM

Ván dăm là gỗ tự nhiên xay thành dăm (không mịn như bột gỗ của MDF) sau đó trộn với loại keo chuyên dụng và ép với áp suất cao.
Ván dăm có khả năng chịu lực vừa phải, không co ngót, chịu ẩm kém, loại ván dăm thông thường dễ bị sứt mẻ các cạnh. Loại có khả năng chịu ẩm thường có lõi xanh.

Bề mặt ván gồ ghề nên không thể ép thêm lớp veneer hay laminate lên trên.

SO SÁNH ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ TÍNH ỨNG DỤNG CỦA MDF, HDF. PLYWOOD VÀ VÁN DĂM

Tiêu chí so sánh

MDF

HDF

PLYWOOD

VÁN DĂM

Thành phần

Gỗ sợi

Bột gỗ

Gỗ bóc (thành lớp)

Dăm gỗ

Ưu điểm

-Bề mặt nhẵn, dễ sơn hoặc dán veneer, laminate… lên

-Thời gian gia công nhanh

 

-Bề mặt nhẵn, dễ sơn hoặc dán veneer, laminate… lên

-Thời gian gia công nhanh

-Độ cứng cao

 

-Có tính bền, độ sáng, độ cứng cao
- Tính chịu lực kéo.
- Không cong vênh, co rút, vặn xoắn

-Có thể dán veneer, laminate… lên

-Giá thành rẻ

Khả năng chống ẩm

 

Không quá cao

Cao hơn MDF nhưng vẫn sẽ phồng rộp khi tiếp xúc nước hoặc ẩm lâu ngày

Cao. Đặc biệt tốt với những nơi có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm

Kém, rất mau hư khi tiếp xúc với nước hoặc ẩm

Độ bền

Trung bình 1-3 năm

Trung bình 2-5 năm

Trung bình lên đến hơn 15 năm

Thấp, dưới 2 năm

Tính an toàn

Trung bình

An toàn

Rất an toàn

kém

Giá thành

Bình thường

Cao hơn MDF

Cao hơn MDF

Thấp

Tính ứng dụng

- Nội thất nhà ở

- Nội thất công trình

 

- Nội thất nhà ở

- Nội thất công trình

- trang trí nội ngoại thất

- Nội thất nhà ở

- Nội thất công trình

- trang trí nội ngoại thất

- Sản xuất thùng hàng, kiện hàng, pallet

 

Trên đây là những thông tin về các loại ván gỗ công nghiệp mà chúng tôi tổng hợp hy vọng sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan, có thể phân biệt được từng loại và lựa chọn vật liệu phù hợp nhất.

Bạn có thể tham khảo thêm những mẫu veneer đang thịnh hành tại:https://veneerbmt.com/san-pham/veneer để có thêm ý tưởng về nội thất nhé.

YÊU CẦU NHẬN SẢN PHẨM MẪU VÀ TƯ VẤN MIỄN PHÍ