CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA VÁN SÀN GỖ CÔNG NGHIỆP

Xu hướng sử dụng ván sàn đang ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về thông số kỹ thuật cũng như các thí nghiệm trên mẫu ván để đạt được các thông số kỹ thuật nêu trên, các tiêu chuẩn cần có của ván sàn và cách phân loại sàn gỗ. Hi vọng với những thông tin dưới đây, các bạn có thể hiểu rõ hơn và đưa ra quyết định phù hợp cho công trình của mình.

Bên dưới là thông số kỹ thuật mẫu trên một mẫu sàn

THÔNG SỐ KỸ THUẬT MẪU

+ Tiêu chuẩn: Cấp độ AC5, E1, Class 33

+ Bề mặt: Sàn chống trơn (Real Wood Texture Surface). Phủ Ôxít nhôm (Melamine) chống cháy, chống trầy xước.

+ Hèm khoá Click2Click, 4 cạnh phủ sáp nến chống thấm nước

+ Kích thước: 12mm x 196mm x 1220mm

+ 1 hộp 8 thanh = 1,913m2

Vậy, cấp độ AC5 là gì, hèm khóa dùng để làm gì, yêu cầu bề mặt đối với sàn như thế nào là đạt chuẩn, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

  1. Phân loại sàn gỗ
  2. Kích thước sàn gỗ
  3. Các chỉ tiêu của sàn gỗ
  4. Các thí nghiệm để đạt được các chỉ số kỹ thuật
  5. Hệ thống hèm khóa

1.Phân Loại Sàn Gỗ

Người ta thực hiện phân loại sàn gỗ dựa trên 2 yếu tố luôn đi chung với nhau đó là: Chỉ số chống mài mòn AC (Abrasion Class)Cấp độ sử dụng (Utility Class).

  • AC (Abrasion Class) Là chỉ số chống mài mòn do hiệp hội ván sàn Châu Âu đưa ra, đối với ván sàn, chỉ số này thường ở mức AC4 hoặc AC5.
  • Cấp độ sử dụng (Utility Class) hay còn được gọi là Chỉ số chịu lực (kí hiệu: KL): Các loại ván sàn cao cấp nhập khẩu từ Châu Âu có khả năng chịu lực khoảng 80kg/cm2, thích hợp cho phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn, phòng trẻ em, cầu thang.. khi lắp đặt tại nhà ở; những nơi có lượng người khá đông tại các khu vực công cộng như: siêu thị, hội trường, khách sạn, văn phòng, nhà trẻ… loại ván sàn thường dùng có mức độ class là 32, số ít có mức độ class là 33.

Phân loại sàn theo AC và KL được nêu cụ thể trong bảng bên dưới

AC1/ KL.21

Độ chống trầy xước rất kém. Hiện nay loại sản phẩm này gần như không còn được sử dụng

Chỉ thích hợp cho sử dụng trang trí trần nhà.

AC2/ KL.22

Độ chống xước thấp

Thích hợp trang trí tường hoặc trần

AC3/ KL.23

Độ chống xước ổn định, phù hợp điều kiện sinh hoạt thông thường

Ứng dụng trong phòng ngủ, khu phòng làm việc.

AC3/ KL.31

Độ chống trầy xước tốt, thích hợp nơi có cường độ sử dụng cao.

Thích hợp sử dụng ở phòng khách, văn phòng, mọi công trình trong nhà dân dụng

AC4/ KL.32

Khả năng chống trầy xước rất tốt

Sử dụng ở văn phòng hoặc khu công cộng có mật độ đi lại cao.

AC5/ KL.33

Độ chống xước tốt nhất

Thích hợp cho mục đích sử dụng thương mại, công trình công cộng.

Sử dụng tại các sảnh lớn có mật độ đi lại cao

 

2. Kích Thước Sàn Gỗ

Kích thước sàn gỗ tự nhiên có thể có bản ngắn hơn sàn gỗ công nghiệp: chiều dài từ 360mm trở lên, độ dày và rộng tương tự như sàn gỗ công nghiệp.
Thông thường sàn gỗ công nghiệp hiện nay có chiều dài trên 1,2m rộng từ 12 mm đến 20 mm, độ dày 7,5mm, 8mm, 10mm hoặc 12mm, 14mm.

Độ dày sàn:

  • Sàn gỗ 8mm: được thiết kế bề mặt có khả năng chống mài mòn đạt tiêu chuẩn từ AC2 - AC4. Do độ dày không cao nên khả năng chịu lực cũng không tốt bằng loại sàn 12mm nên chủ yếu được sử dụng trong công trình nội thất nhà ở, mật độ di chuyển thấp, bề mặt bằng phẳng.

Nếu chỉ phục vụ cho nhu cầu lắp đặt nhà ở dân dụng thì sử dụng loại sàn 8mm đạt chỉ số AC3 - AC4 là phù hợp và tiết kiệm chi phí.

  • Sàn gỗ 12mm: thông thường sẽ được thiết kế bề mặt có độ mài mòn cao từ AC4, AC5 để phục vụ cho việc lắp đặt ở những vị trí công cộng trong khu dân cư đông đúc hoặc các cửa hàng phục vụ nhiều lượt khách qua lại trong ngày. Không chỉ chống mài mòn, chống xước tốt mà những loại sàn có độ dày cao cũng đảm bảo khả năng cách âm và chịu nước tốt.

3. Các Chỉ Tiêu Của Sàn Gỗ

Ngoài chỉ số AC và Class như đã đề cập ở trên, sàn gỗ còn các chỉ tiêu về cường độ chống va đập, chỉ số formaldehyde, tiêu chuẩn chống cháy, chống bám bẩn, chịu nước, chịu nhiệt…

Chỉ tiêu cường độ chống va đập IC(Impact Resistance)

Là thông số cho thấy sàn có bị biến dạng khi có vật nặng rơi xuống sàn hay không, được kí hiệu là IC.

Tiêu chuẩn cường độ chống va đập IC được chia thành 2 bậc IC1 và IC2. Chỉ số IC2 thường áp dụng cho các loại ván gỗ công nghiệp. IC1 dùng cho các loại gỗ tự nhiên. Với tiêu chuẩn IC2 ván sàn có thể chịu được lực 850 - 870 kg/m2.

Chỉ số hàm lượng Formaldehyde

Là hàm lượng khí Formaldehyde mà sàn gỗ sẽ thải ra môi trường xung quanh. Đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.

Trong quá trình sản xuất lõi của ván sàn công nghiệp người ta phải sử dụng keo để tạo sự kết dính. Trong thành phần của loại keo này có chứa Formaldehyde. Đây là một loại andehit có công thức hóa học là H2CO. Nó có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người. Do vậy, người ta đặt ra những chỉ số để hạn chế tối đa hàm lượng chất này trong gỗ công nghiệp. Đặc biệt, có thể nhận biết đơn giản qua mùi của gỗ, gỗ có mùi hăng càng nhiều, hàm lượng Formaldehyde càng cao.

Chỉ số về hàm lượng này hiện nay đang ở mức:

  • E1 là mức an toàn cho cơ thể con người
  • E0 là mức hoàn toàn thân thiện với người sử dụng.

Tiêu chuẩn chống cháy B (Burn Resistant)

Tiêu chuẩn này tuân thủ chuẩn Châu Âu BS EN13501. Nên chọn những loại sàn có tiêu chuẩn tối thiểu B1 để đảm bảo khả năng chống cháy lan tốt. Những loại sàn có chỉ số B2 trở lên khả năng chống cháy kém và dễ bắt lửa hơn.

Tiêu chuẩn chịu nước

Tiêu chuẩn chịu nước là tiêu chuẩn bạn nên quan tâm hàng đầu đối với sàn gỗ công nghiệp. Mức độ này được đánh giá dãn nở của ván gỗ khi ngâm trong nước với khoản thời gian từ 24 tiếng, từ đó dánh giá mức độ cong vênh, phồng rọt của sản phẩm trong môi trường nước.

Những loại sàn gỗ cao cấp thường không bị phồng rộp khi ngâm trong nước, độ dãn nở thấp.Các dòng sản phẩm đến từ Châu Âu và Thái Lan độ trương nở khoảng từ 10 – 12%, các loại sàn gỗ Trung Quốc thì thường là bị hỏng khi bị ngâm trong nước.

4. Các Thí Nghiệm Để Đạt Được Các Chỉ Số Kỹ Thuật

Cấp độ chịu đựng( Class): Cấp độ chịu đựng của sàn gỗ Châu Âu là 80kg/cm2, phù hợp cho khu vực nhà ở như: phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn, phòng trẻ em, cầu thang... Các khu vực công cộng như: siêu thị, hội trường, khách sạn, văn phòng, nhà trẻ. Các loại ván sàn thường có cấp độ class 32, số ít có cấp độ class 33.

Khả năng chống mòn( AC): Gắn mài giấy (70-100g/m2) phủ bột oxit nhôm Al2O3 (180grit, cỡ hạt 63/100anpha) lên bàn quay, tốc độ quay 58/62 vòng/phút, áp lực là 5,4+0,2N. Tấm ván sàn bị tác động đồng thời ở 4 điểm nhạy cảm bởi 4 bàn (trục quay). Sau 200 vòng thay giấy mài mới. Chỉ số dưới hạn tính bằng vòng quay xác định cấp cường độ mài mòn từ AC1-AC5. Ví dụ đối với AC3 là 2000 vòng quay, AC4 là 4000 vòng quay. Các loại sàn gỗ công nghiệp tại thị trường Việt Nam hiện nay chủ yếu với 3 cấp độ mài mòn AC3, AC4 và AC5.

Khả năng chịu va đập( IC): Cấp IC - IC mặt sàn có khả năng chịu va đập cao đối với những vật rơi nhờ đặc tính đặc biệt của lớp phủ Melamine và cấu trúc tổng thể của tấm sàn. Thử nghiệm với viên bi thép đường kính là 5mm lắp vào lò xo lực 0-9kg dài 100mm và bắn vào tấm sàn Laminate mà không để lại dấu viết trên mặt sàn. Ví dụ: đối với IC2 lực tác động là 20N hoặc thỏi sắt hình trụ đường kính là 11,3mm nặng là 780g rơi từ độ cao là 1,2m không làm tổn thương bề mặt sàn. Các loại sàn gỗ trên thị trường hiện nay ít công bố chỉ số này trên bao bì, chỉ số mặc định thường là IC2.

Khả năng chống bám bẩn: Đa số các loại sàn gỗ công nghiệp đều dễ dàng lau sạch các vết bẩn như: vết chì màu, vết bia, chè xanh, nước tiểu… bằng khăn ẩm. Trong một số trường hợp có thể dùng thêm chất tẩy dành cho sàn gỗ. Tẩy các vết bẩn như sơn móng tay, xi đánh giầy, các loại dầu máy… bằng khăn ẩm có tẩm dung dịch hòa tan phù hợp cho các loại vết bẩn.

Khả năng chịu nhiệt: Khả năng chịu nhiệt giúp sàn gỗ không bị cong vênh, có thể lắp đặt trên hệ thống sưởi ngầm. Hệ thống sưởi chủ yếu sử dụng ở các nước Châu Âu giá lạnh.

Khả năng chống cháy( ký hiệu B): Thí nghiệm bằng cách để điếu thuốc lá đang cháy trên mặt sàn đến khi điếu thuốc cháy hết không để lại dấu vết gì.

Ngoài các thông số mà chúng ta có thể quan sát được trên bao bì thì ván sàn gỗ công nghiệp còn có các đặc tính khác như khả năng chống mối mọt, chống bám bẩn, chống ẩm, chống bay màu,… Các đặc tính này cao hay thấp là tùy thuộc vào loại ván sàn gỗ đó là dòng cao cấp hay là loại thường.

5. Hệ Thống Hèm Khóa

Trên mỗi tấm ván gỗ sẽ đều có hèm khoá ở 4 cạnh. Hèm khóa giúp 2 thanh gỗ liên kết chặt chẽ với nhau cũng sẽ giúp cho việc thi công lắp đặt hoặc tháo dỡ trở nên dễ dàng hơn.

Các nhà sản xuất đã thiết kế nên rất nhiều kiểu hèm khoá. Sau đây là một số kiểu hèm khoá bạn có thể tham khảo.

- Hèm khóa zip’n’go là loại công nghệ hèm khóa từ Pháp. Đầu hèm khóa không có mộng như các loại ván sàn công nghiệp thông thường và thay vào đó là lẫy nhựa, kèm theo một chốt rút. Sau khi đặt hai đầu tấm gỗ cạnh nhau chỉ cần kéo chốt nhựa ra là hai tấm gỗ đã được liên kết với nhau. Đây được đánh giá là loại hèm khóa có nhiều ưu việt.

- Hèm khóa Clic2Clic thường thấy trong các sản phẩm ván sàn công nghiệp từ loại phổ thông và một số loại cao cấp, mức độ dễ lắp đặt: trung bình.

- Hèm khóa Crystal-Click là loại công nghệ hèm từ Thụy Sỹ. Hèm khóa loại này có dạng nửa cung tròn, ở đầu hèm có lẫy nhựa sập giúp tấm gỗ chống trôi giúp cho việc lắp đặt nhẹ nhàng hơn, ít mất sức đóng tấm gỗ vào. Quá trình thi công chỉ cần đặt nhẹ và vỗ xuống để lẫy nhựa ăn khớp vào nhau.

- Hèm khóa Rclick là công nghệ hèm khóa từ Malaysia. Ưu điểm của loại hèm này cho liên kết rất chắc chắn, tấm gỗ sau khi đóng vào rất khó tháo ra nhất là loại 12mm, người có sức tay yêu không giật ra được và lợi thế là tấm gỗ không bị xê dịch hay bị hở hèm, lắp đặt đến đâu chắc chắn đến đó.

- Hèm khóa TAP&GO thường thấy trên các loại ván sàn gỗ công nghiệp Thái Lan: sàn gỗ Vanachai, Thaixin, Thaistar, Thai Lux, ThaiViet. Ưu điểm của loại hèm này là lắp đặt rất nhẹ nhàng và dễ dàng, chỉ cần gõ nhẹ tay hoặc ấn nhẹ cũng đã vào hèm rồi. Kiểu hèm khóa này giúp tiết kiệm thời gian lắp đặt, thợ sàn gỗ thi công ít mất sức tay hơn, nhàn nhã hơn.

Ngoài ra chúng ta còn quan tâm đến hai kiểu cạnh hèm khóa đó là cạnh hèm phẳng và cạnh hèm V.

  • Cạnh hèm khóa phẳng khi lát tấm gỗ sẽ tạo sự liền mạch, hầu như không thấy đường mạch đâu. Toàn bộ mặt sàn bằng phẳng. Ưu điểm: không có khe rãnh, tiện vệ sinh, không sợ đất, bụi mắc vào đường mạch, cạnh hèm phẳng thường xuất hiện trên những loại sàn gỗ bản lớn.
  • Loại cạnh hèm V thường xuất hiện trên các loại sàn gỗ công nghiệp bản nhỏ. Cạnh hèm V tạo thành các đường mạch gỗ rõ ràng, giống kiểu của gỗ tự nhiên, mang nét khỏe khắn, có thể thay đổi các kiểu lát khác nhau để có các kiểu mạch so le khác nhau.

Các bạn có thể tham khảo thêm về ván sàn plywood tại đây hoặc có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được tư vấn cụ thể về sản phẩm.

Vui lòng để lại thông tin tại phần liên hệ hoặc trực tiếp liên hệ với chúng tôi để nhận bảng báo giá mới nhất tại:

  • Hotline: 0969389068
  • Email: info@bmtveneer.com
  • Website: veneerbmt.com

YÊU CẦU NHẬN SẢN PHẨM MẪU VÀ TƯ VẤN MIỄN PHÍ