Bee’s wing (Cánh ong)
Vân gỗ có hình những dấu chấm nhỏ, đan chéo và sát nhau giống như hình dạng
của cánh ong. Họa tiết này thường xuất hiện trên tấm veneer ở loài Satinwood (gỗ
Láng/ gỗ Sơn tiêu), đôi khi cũng xuất hiện ở loài Eucalyptus (gỗ Khuynh Diệp/
Bạch Đàn) và Mahogany (Gỗ đào hoa tâm/Dái Ngựa) |
|
Bird’s eyes (Mắt chim)
Những “mắt” này có kích thước nhỏ, và chiếm diện tích khá nhỏ trong cây.
Thường, chỉ một số cây Maple (gỗ Phong) ở Bắc Mỹ cho ra veneer có hình dạng
vân như vậy. |
|
Blister (Vết phồng)
Dạng hình thù bên hình là dạng đoạn thẳng, ngắn, nhấp nhô như từng đợt sóng.
Tùy thuộc vào cấu trúc của “Blister” mà chúng có những tên gọi khác nhau. |
|
Broken fiddle back
Họa tiết này thường không trải rộng hết tấm veneer. Tuy nhiên, những vệt này có
hình dạng khá đồng đều và thống nhất trên mặt veneer. |
|
Burl
Hình dạng trông như những mắt nhỏ nằm chi chít trong những cái khuôn vô hình, bao
quanh chúng là đường vân lộn xộn, không rõ hình thù. Được hình thành do những
“nốt mụn” trong thân của các loài cây Maple (gỗ Phong), Walnut (Óc chó), Mappa
(thuộc chi Mã Rạng, gỗ nhiệt đới chủ yếu có ở Châu Phi)
|
|
Crotch (Vân lửa)
Vân lửa (Crotch) được tạo ra từ phần nối của thân với nhánh chính của cây. Có
nhiều loại hình thù khác nhau như: lông chim, hình ngọn lửa, hình đuôi sóc… Tấm
veneer Crotch thường nhỏ hơn các tấm veneer thường, và hay xuất hiện ở các loài
cây như: Walnut (Óc Chó) hay Mahogany (Dái Ngựa).
|
|
Curly (Vân cong/ xoắn)
Có hình sóng nhấp nhô, hình thành khi những đoạn xoắn của thớ gỗ phản chiếu
ánh sáng khác nhau (tức tùy thuộc vào góc nhìn của người quan sát mà những họa
tiết cong/ xoắn này sẽ thay đổi mức độ đậm, nhạt). Có rất nhiều loài có thể cho ra
họa tiết này trên mặt veneer, nhưng phổ biến hơn cả là Maple (Phong).
|
|
Fiddle Back
Có hình dạng khá đồng đều và gần sát nhau. Những loài cây phổ biến có thể tạo ra
dạng họa tiết này gồm có: Maple (Phong), Mahogany (Dái Ngựa), Anegre |
|
Flake
1. Họa tiết này chỉ xuất hiện ở những loài cây có đường lõi phát triển rất dày, chẳng
hạn: Oak (Sồi), Lacewood, Sycamore. |
|
Mottle (Vân đốm)
Là những vệt ngoằn nghoèo xuất hiện trên thớ gỗ, được tạo ra khi đường vân vừa
lượn sóng, vừa xoắn ốc. Thường hay xuất hiện trên veneer ở các loài sau:
Mahogany (Dái Ngựa), Anegre, Makore, Sapele, Bubinga (Tuyết tùng),
Satinwood (Sơn tiêu)…
|
|
Peanut shell (Vỏ đậu phụng)
Nhìn qua thì có vẻ họa tiết này làm tấm veneer bị lồi lõm, nhưng thực chất, tấm
veneer hoàn toàn phẳng, không hề gồ ghề. Tamo và Bubinga là những loài cây
điển hình có thể cho ra veneer thành phẩm với hình dạng vân này.
|
|
Plain Strip (Sọc phẳng)
Có hình dạng sọc, thẳng và đều tăm tắp. Veneer thành phẩm được tạo ra bằng cách
lạng phần tư (quarter cutting) |
|
Pommelle (Vân táo)
Bắt nguồn từ tiếng pháp, “Pomme” có nghĩa là quả táo. Theo cách nhìn nhận của 1
số người, vân táo có dạng những quả táo nhỏ xíu, lốm đốm trên bề mặt tấm
veneer, hoặc cũng có 1 số nhận xét, nó giống hình tia nước, tạo thành khi mưa rơi
vào 1 vũng nước nhỏ. |
|
Quilted (Vân bông mền)
Vân bông mền có hình dạng lớn hơn Vân táo “Pommelle” hoặc Vết phồng “blister
thường hay xuất hiện ở các loài như: Maple (Phong), Mahogany (Dái Ngựa),
Moabi, Sapele (Sáp-pơ- li) |
|
Ribbon Stripe (Dải ruy-băng)
Họa tiết này giống như 1 dải Ruy băng, với 1 vài chỗ xoắn nhẹ trên mặt tấm
veneer (có những chỗ có màu sắc đậm hơn). |
|
Vintage
Nguyên liệu để lạng veneer cho ra dạng vân này lấy từ những thanh dầm cũ trong
nhà, các công trình xây dựng hoặc trong chuồng trại… Veneer vân cổ (cũ kỹ)
được kết hợp ngẫu nhiên để cho ra những sản phẩm độc đáo, mang tính sáng tạo
cao. |
|
Wormy (Vân hình sâu)
Xuất hiện trên những cây gỗ bị sâu, côn trùng tấn công (ví dụ như loài bọ cánh
cứng). Vân hình sâu “Wormy” có hình dạng những đốm dài, rải rác ở những nơi
cây từng bị sâu ăn. Theo thời gian, những lỗ này bị lấp đầy, để lại những vệt sẫm
màu. Thông thường, loại hình dạng này xuất hiện chủ yếu ở lớp ngoài cây, phần
lõi thường không có những vết này. Do đó, lượng veneer cho ra vân này có số
lượng không nhiều, tính ứng dụng cũng không quá cao, ở Việt Nam, tấm veneer
thành phẩm bị cho là không đạt tiêu chuẩn nếu xuất hiện hình dạng vân như vậy |
|