QUY TRÌNH SẢN XUẤT VENEER CỦA GỖ LẠNG BUÔN MA THUỘT

Từ cây gỗ tròn cho ra tấm veneer thành phẩm bao gồm khá nhiều giai đoạn, đòi hỏi sự tập trung và kỹ lưỡng trong mỗi khâu. Mỗi công ty có một quy trình khác nhau để cho ra sản phẩm veneer, đối với gỗ lạng Buôn Ma Thuột, quy trình sản xuất cơ bản cần trải qua 6 bước sau:

  1. Lựa chọn nguyên liệu và lưu kho gỗ
  2. Cắt khúc gỗ
  3. Gia nhiệt xử lý gỗ
  4. Lạng
  5. Sấy và xén veneer
  6. Kiểm soát chất lượng tấm veneer

1. Lựa chọn nguyên liệu và lưu kho gỗ

Để cho ra những tấm veneer thành phẩm đẹp và đạt yêu cầu, trước tiên, nguồn nguyên liệu đầu vào cần đạt chất lượng tốt.  Các loài gỗ khác nhau đến từ trong và ngoài nước được lựa chọn cẩn thận, kỹ lưỡng từ độ ẩm, màu sắc, cũng như kích thước của cây gỗ phải đạt chuẩn. Với các loài gỗ nhập như Walnut (Óc Chó), Ash (Tần bì), Oak (Sồi)… bên cạnh những yếu tố kể trên, còn cần phải tính toán đến thời gian di chuyển trên biển, nhiệt độ của mùa trong năm… để giữ được chất lượng của gỗ.  

Gỗ sau khi di chuyển về đến kho bãi của công ty gỗ lạng Buôn Ma Thuột sẽ được phân loại và bảo quản tùy theo đặc tính của từng loài. Khâu bảo quản có vai trò quan trọng không kém khâu lựa chọn nguyên liệu là mấy. Bởi trên thực tế, dù cây gỗ được mua có chất lượng tốt đến đâu, nếu được bảo quản không hợp lý cũng sẽ bị giảm chất lượng nhanh chóng, phát sinh nấm mốc, bị oxy hóa, xuất hiện vết nứt 2 đầu, gỗ mất độ ẩm và khô, hoặc bị biến màu… Nhằm hạn chế tối đa những điều đó, ngoài việc phân loại lưu trữ từng loài, từng nhóm gỗ, chúng tôi còn xây dựng một kế hoạch sản xuất riêng cho từng nhóm, đảm bảo không lưu trữ quá lâu bất kì nhóm gỗ nào nhằm cho ra sản phẩm chất lượng tốt nhất.

2. Cắt khúc gỗ

Nói một cách đơn giản, đây là bước cắt một cây gỗ dài thành những khúc gỗ ngắn hơn với chiều dài theo quy định. Giai đoạn này, đòi hỏi người lao động cần chính xác trong đo lường trước khi cắt, kết hợp nhuần nhuyễn với hệ thống máy móc thiết bị để cho ra những khúc gỗ với độ dài đúng chuẩn của công ty.

3. Gia nhiệt xử lý gỗ

Tất cả các loài gỗ đều sẽ trở nên mềm dẻo hơn khi được xử lý nhiệt. Một số người lo ngại nhiệt độ cao sẽ làm gỗ quá mềm, không còn giữ được độ cứng chắc ban đầu. Tuy nhiên, điều này đã được kiểm nghiệm và chứng thực rằng: cây gỗ sẽ có độ cứng chắc không đổi sau khi trở lại nhiệt độ ban đầu.

Khâu xử lý nhiệt nhằm giúp gỗ có tính đàn hồi tốt hơn và dễ lạng hơn trong quá trình sản xuất veneer, giúp tấm veneer phẳng và không bị nứt, rách trong quá trình lạng.

Ở gỗ lạng Buôn Ma Thuột, quy trình này bao gồm luộc hoặc hấp- tùy theo loại gỗ và đặc tính của chúng. Nhiệt độ và mức nước được giám soát chặt chẽ trong suốt quá trình xử lý nhiệt, đồng thời được tùy chỉnh theo loài gỗ. Sở dĩ có sự điều chỉnh này là vì nhiệt độ có tác động nhanh và lớn lên gỗ cứng (hardwood) hơn là gỗ mềm (softwood). Để làm giảm 10 % độ cứng trong thớ gỗ, những cây gỗ mềm như loài Thông Doulgas và loài Sitka cần được làm nóng trong 10-12 ngày ở nhiệt độ 200 ° F (93 ° C); trong khi với những cây gỗ cứng như gỗ Birch vàng thì chỉ cần 6-7 ngày với cùng 1 mức nhiệt.

Các yếu tố cần được tính đến để xác định thời gian luộc hay hấp gỗ bao gồm:

  • Nhiệt độ cuối
  • Đường kính khúc gỗ
  • Sự chênh lệch nhiệt độ giữa khúc gỗ và môi trường làm nóng gỗ
  • Hướng của thớ gỗ
  • Sự biến đổi nhiệt độ của bản thân khúc gỗ

4. Lạng

Gỗ sau khi được làm mềm từ quá trình gia nhiệt sẽ được di chuyển đến hệ thống máy lạng. Để cho ra những loại vân khác nhau như: vân sọc, vân bông, vân núi... gỗ cần được lạng theo những phương pháp khác nhau.

Một số phương pháp lạng hiện đang được áp dụng ở nhà máy của chúng tôi là:

  • Lạng phẳng: Tấm veneer được tạo ra bằng cách này có dạng “Cathedral” hay còn gọi là vân núi.
  • Lạng phần tư: Veneer thành phẩm tạo ra từ cắt phần tư có dạng sọc thẳng hoặc dạng vân sọc ruy-băng (ribbon stripe), dạng vân này sẽ phản chiếu ánh sáng theo những hướng khác nhau tùy thuộc vào hướng nhìn của người quan sát
  • Rift cut: Hình dạng vân của veneer thành phẩm là dạng vân lược (comb grain)

Ngay sau khi tấm veneer được lạng và rời khỏi máy lạng, điều quan trọng là phải giữ cho các tấm ván lạng đúng theo thứ tự lạng của chúng. Tại nhà máy của chúng tôi, sẽ có 2 người lấy veneer ra khỏi máy lạng, lật ngược lại rồi xếp chúng chồng lên nhau liên tục.

5. Sấy và xén veneer

Sau khi lạng xong, tấm veneer sẽ được đem đi sấy. Sau khi ra khỏi máy sấy, veneer sẽ được xén theo những kích thước xác định.

Một tấm veneer sấy khô được cho là đạt yêu cầu khi có những yếu tố sau:

  • Có độ ẩm đồng đều
  • khô, không bị lượn sóng ở mép
  • Không bị nứt
  • Bề mặt đẹp để có thể dính keo
  • Màu sắc đạt yêu cầu
  • Không có, hoặc có rất ít tình trạng co rút

6.Kiểm soát chất lượng tấm veneer

Một số vấn đề đối với veneer khô bao gồm: veneer có độ ẩm không đều do quá trình sấy, do bề mặt bị cong và nứt, veneer bị co rút quá mức hoặc có màu không như mong muốn.

Để đảm bảo tấm veneer thành phẩm đẹp, đạt chất lượng như mong muốn, gỗ lạng Buôn Ma Thuột thực hiện tiến hành kiểm soát các yếu tố sau:

  • Kiểm soát độ ẩm cuối
  • Kiểm soát các vết nứt, tách
  • Kiểm soát khả năng dính keo trên bề mặt veneer
  • Kiểm soát sự co rút gỗ
  • Kiểm soát màu sắc

Trên đây là 6 bước trong quy trình sản xuất tấm veneer thành phẩm từ cây gỗ tròn của công ty gỗ lạng Buôn Ma Thuột. Quý vị có thể tham khảo thêm về loại gỗ Table top giá trị cao tại đây: 

https://veneerbmt.com/arti-tabletop-logs-la-gi-ung-dung-thuc-te

YÊU CẦU NHẬN SẢN PHẨM MẪU VÀ TƯ VẤN MIỄN PHÍ